Nhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYTNhập thông tin BHYT

Lược sử

(Cập nhật ngày: 10/8/2015)

1. Các mô hình giáo dục đại học phổ biến
Thế giới hiện có 3 mô hình giáo dục đại học phổ biến, gồm:    
1.1. Đại học truyền thống 1.0
Đặc điểm của Đại Học 1.0:
- Giảng dạy và học tập theo kiểu truyền thụ: giáo viên truyền thụ kiến thức, sinh viên thụ động tiếp thu kiến thức.
- Người dạy là trung tâm, tài liệu học tập hạn chế, truy cập theo bản quyền, cơ sở hạ tầng khép kín, tin tức được quản lý.
- Học tập trung, người học bị quản lý chặt chẽ, thiếu thông tin, không tự do truy cập thông tin.
- Hiệu suất thấp, người dạy và cơ sở học chỉ phục vụ ít người, sản phẩm đào tạo ra không sát với yêu cầu thực tế, phải đào tạo lại.
Phần lớn các trường Đại Học ở Việt Nam hiện đều vận hành theo mô hình này.

1.2. Đại học 2.0
Để khắc phục nhược điểm của ĐH 1.0, nhiều nước đã xây dựng ĐH 2.0
Đặc điểm ĐH 2.0:
- Đại học 2.0 phát triển trên nền giáo dục điện tử hóa; số hóa dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin, là nền giáo dục tương tác giữa giáo viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên, nhà trường - xã hội.
- Nội dung không phải do nhà trường quyết định mà do xã hội đòi hỏi, tài nguyên tri thức do cộng đồng xây dựng và cùng chia sẻ, khai thác, thay đổi phương pháp dạy và học, gắn liền nhà trường và xã hội, đưa tri thức áp dụng vào thực tiễn.
- ĐH 2.0 là đại học số hóa, điện tử hóa mọi hoạt động DAY - HOC - QUẢN LÝ trong nhà trường đều dựa trên nền tảng CNTT.
- ĐH 2.0 là nền giáo dục tương tác vì có
+ Tương tác giữa giáo viên và sinh viên: Lấy sinh viên là trung tâm, giáo viên khởi tạo vấn đề, sinh viên tham gia xây dựng sáng tạo và phát triển tri thức, sinh viên chuẩn bị nội dung học tập, thu lượm kiến thức và hình thành tài nguyên học tập.
+ Tương tác giữa sinh viên - sinh viên: sinh viên học tập theo nhóm, cùng tham gia xây dựng và chia sẻ tài nguyên học tập.
+ Tương tác giữa sinh viên - nhà máy (công ty doanh nghiệp), và xã hội, giao thoa giữa DẠY – HỌC - NGƯỜI SỬ DỤNG.
- ĐH 2.0: tăng cường động cơ học tập, người học được khuyến khích học liên tục, tự xây dưng mạng lưới học tập, tự sử dụng phương thức và công cụ học tập, do đó tạo sự gia tăng tài nguyên học tập.
- ĐH 2.0 được xây dựng bởi cộng đồng, lôi cuốn cùng đầu tư tham gia xây dựng tài nguyên học tập
- ĐH 2.0 -Uniwood (phim trường Đại học), ở đó giáo viên và sinh viên vừa là người xây dựng kịch bản, đạo diễn, diễn viên, khán giả và hoạt động Dạy & Học luôn sinh động.
- ĐH 2.0 có hiệu quả hơn hẳn ĐH 1.0, Trang bị đầu tư cho Giảng dạy - Học tập - Quản lý, nhà trường do cộng đồng cùng tham gia, sản phẩm đào tạo ra chi phí thấp, có kỹ năng thực tiễn cao, hội nhập với thực tế khu vực và thế giới.
Mô hình ĐH 2.0 phát triển mạnh ở Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Singapore…
1.3. Đại Học 3.0
Đại học 3.0 là đại học sáng tạo, đào tạo chuyên viên siêu hạng, đào tạo nhân tài, hình thành giáo dục kiến tạo.
Đặc điểm ĐH 3.0:
- Nhà trường cùng với công ty, doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất hình thành các trung tâm khoa học, công viên khoa học…
- ĐH 3.0 đào tạo ra các nhà khoa học biết sâu về lý thuyết cơ bản, cơ sở và chuyên môn sâu của ngành.
- Cung cấp cho sinh viên kỹ năng mới, kỹ năng sáng tạo, sẵn sàng trong thay đổi, kỹ năng công nghệ, kỹ năng tự học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.
- ĐH 3.0 không chỉ đào tạo chuyên gia chuyên sâu về ngành, mà còn có chuyên môn cao về nghề nghiệp, có khả năng thích ứng cao với thực tế.
Mô hình ĐH 3.0 xây dựng ở các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu.
2. Khoa Điện- Cơ Điên Tử hướng tới ĐH 2.0 của Trường ĐH Phương Đông
2.1. Thực tế tại Trường ĐH Phương Đông
Trường ĐH Phương Đông và Khoa Điện - Cơ Điện Tử hiện nay đang vận hành theo quy trình đào tạo 1.0. Tuy nhiên CNTT đã thâm nhập sâu rộng vào nhà trường và trợ giúp mạnh ở 3 mảng gồm: 
Giảng dạy, trong đó, giáo viên truy cập Internet lấy tài liệu cập nhật thông tin bổ sung cho giảng dạy; soạn giáo trình bài giảng thông qua CNTT; giảng dạy trên lớp có hỗ trợ của máy tính và các thiết bị trình chiếu.
Ở Khoa Cơ Điện Tử, giáo viên truyền thụ các phần mềm (C++, Autocad, Orcad, Solidwork, Catia, Cimatron, CAD/CAM, Master/CAM…), để hướng dẫn cho sinh viên thiết kế chi tiết, thiết kế mạch điện, lập trình điều khiển các phần tử tự động (Vi xử lý, PLC,…), lập trình điều khiển Robot, Minicim, các máy tự động CNC… Tuy nhiên, do mang đặc điểm của ĐH 1.0 nên chưa có sự tương tác, sáng tạo mạnh mẽ
Ngược lại, CNTT cũng đã trợ giúp sinh viên trong việc học các môn về tin học, lập trình và điều khiển trên phòng máy tính, ở phòng thí nghiệm và ở phòng thực hành. Sinh viên sử dụng máy tính cá nhân để truy cập thông tin, làm sâu sắc thêm nội dung các môn về tin học. Thông qua các Seminar, sinh viên sử dụng máy tính và các thiết bị trình chiếu, làm bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, làm đồ án môn học và tốt nghiệp (100% đồ án tốt nghiệp được chế bản bằng máy tính).
Nhìn chung hoạt động có liên quan đến CNTT thường ở năm cuối và những môn học có liên quan đến tin học.
 CNTT trợ giúp quản lý thể hiện: Mọi hoạt động về quản lý tổ chức, quản lý đào tạo (danh sách sinh viên, chương trình đào tạo, lịch trình giảng dạy, thời khóa biểu, đề thi, phiếu điểm…), quản lý vật tư trang thiết bị, quản lý tài chính (lương, học phí, thu chi…) đã được thể chế hóa và sử dụng CNTT làm công cụ chủ yếu. Các phòng ban nhà trường, và các khoa, giáo viên đều được trang bị máy tính, thông tin được liên lạc qua mạng và Email thuận tiện và nhanh hơn.
Tuy nhiên, hoạt động này còn rời rạc, chưa được thể chế hóa triệt để và quản lý thống nhất dẫn đến hiệu suất thấp, trang bị phần cứng và phần mềm còn hạn chế nên hoạt động còn nhỏ hẹp, chưa phổ biến rộng rãi.
2.2 Thực tế tại Khoa Điện - Cơ Điện Tử
Riêng Khoa Điện - Cơ Điện Tử là khoa công nghệ kỹ thuật áp dụng CNTT rất nhiều trong giảng dạy - học tập - quản lý. Hầu hết các môn chuyên ngành đã được tin học hóa, truyền tải cho sinh viên nhiều phần mềm về thiết kế, lập trình gia công, lập trình điều khiển thiết bị tự động.
Khoa Điện - Cơ Điện Tử liên kết mạnh với các công ty bên ngoài, các công ty cung cấp thường xuyên các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, một số công ty đã cùng đầu tư với khoa và nhà trường về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành (với khối lượng thiết bị rất lớn, giá trị nhiều tỷ đồng). Ở đây có nét đặc trưng của ĐH 2.0 (xã hội và nhà trường cùng đầu tư cơ sở vật chất, tài nguyên học tập).
Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động Dạy - Học - Quản Lý của khoa vẫn mang đặc điểm ĐH 1.0 nên hiệu suất, hiệu quả còn hạn chế. Để hưởng ứng chương trình “Hướng tới ĐH 2.0 của ĐH Phương Đông”, Khoa Điện - Cơ Điện Tử quyết tâm thực hiện các việc sau đây:
 Kiến nghị nhà trường xây dựng một phòng tin học chuyên ngành có chức năng nạp các phần mềm chuyên ngành theo các nhóm: Phần mềm thiết kế chi tiết 2D: Autocad; phần mềm thiết kế 3D: Solidwork; phần mềm thiết kế mạch điện: Orcad; phần mềm lập trình điều khiển các phần tử tự động: C++ (để điều khiển VXlý, PLC, Robot, các dây chuyền tự động…); phần mềm thiết kế công nghệ điều khiển các máy tự động CNC, để gia công(Master/CAM,CAD/CAM, Cimatron, Catia,…)
Đầu tư các thiết bị trình chiếu hội thảo để trao đổi tương tác giữa giáo viên - sinh viên, sinh viên - sinh viên, đào tạo E learning. Ngoài ra, Phòng tin học được nối mạng để trao đổi tương tác giữa khoa - nhà trường, giữa nhà trường - xã hội.
3. Kết luận.
Xây dựng ĐH 2.0 nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học - Quản lý trong nhà trường, nâng cao thương hiệu nhà trường là xu hướng tất yếu có tính cạnh tranh cao. Trường ĐH Phương Đông là một trong các trường ĐH dân lập được thành lập từ sớm, năm 2014 là kỷ niệm 20 năm thành lập trường, hiện nay là một trong các trường đào tạo có chất lượng, có uy tín. Nhà trường quyết tâm đi đầu xây dựng ĐH 2.0 trong số các trường ngoài công lập. Khoa Điên - Cơ Điện Tử quyết tâm sát cánh cùng các khoa khác trong trường đi tiên phong trong việc xây dựng ĐH 2.0.

PGS.TS Đinh Công Mễ Đại học Phương Đông

Số 157 (3/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay



TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Cơ sở 1: 171 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 4 Ngõ Chùa Hưng Ký, phố Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
 Điện thoại:024-3784-8513 (14/15/16/17/18) | Tuyển sinh: 024.3784.7110 / 09.1551.7110  | Fax: 024-3784-8512 | Email: tuyensinh@phuongdong.edu.vn
Thống kế truy cập
Số người trực tuyến: 26
Số người đã truy cập: 1019683